TÂY TẠNG – Trên nóc nhà thế giới có một nơi như thế

Ngày thứ 3 trên mảnh đất Tây Tạng, chuyến du lịch mới thực sự được bắt đầu. Kết thúc bữa sáng với 2 cốc cà phê đầy ắp, mình cùng cả đoàn lên một chiếc xe 29 chỗ “nhỏ xinh” bắt đầu di chuyển ra bên ngoài Lhasa, lên một đỉnh đồi để tới tu viện Drepung – tu viện lớn nhất, nơi ở và tu học của hàng nghìn nhà sư khắp Tây Tạng.

dsc_0339

Nếu như những tu viện trong trí tưởng tượng của mình trước khi đi là những đền thờ uy nghiêm giống như những ngôi chùa tĩnh mặc ở Việt Nam, Trung Quốc luôn luôn chìm trong mùi đèn hương thành kính. Thì các tu viện tại Tây Tạng, cũng y chang sự nghiêm trang và được tôn trọng bởi các phật tử và người dân nhưng ngược lại bầu không khí lại có chút thân thuộc và ấm áp trong không gian đậm nét phật giáo, với hàng trăm bức tượng lớn nhỏ, từ thô sơ cho đến vô cùng tinh xảo, với những bức vẽ lớn trải trên toàn bộ nền tường, bên trong những kiến trúc độc đáo của người Tạng. Tu viện giống hơn với một ngôi nhà lớn, ngôi nhà chung cho toàn bộ người dân Tây Tạng thay vì chỉ dành cho các nhà sư. Bởi ở Tây Tạng, Phật Giáo là quốc giáo, bởi không phải người ta chỉ thờ phật ở mỗi ngôi chùa, mỗi ngôi đền, cung điện mà trong từng ngôi nhà lớn nhỏ ngoài kia.

dsc_0303
dsc_0330

Ở Drepung, cũng là lần đầu tiên mình được tận mắt nhìn thấy nghi lễ hành hương bái phật “Tam bộ nhất bái” đặc biệt ở vùng đất này. Tam bộ nhất bái có nghĩa là cứ bước ba bước sẽ bái lạy một lần. Nghi lễ này có thể nhìn thấy ở bất kỳ đâu trên đất Tạng, trước những đền chùa, tu viện hay cả trên những đường phố. Người dân Tây Tạng, đặc biệt là những vùng ven thường dành một khoảng thời gian trong năm để thực hiện chuyến hành hương của mình về thánh địa Lhasa, cứ đi ba bước vái lạy một lần, cho đến khi chạm được đến ngón chân Đức Phật.

dsc_0308

dsc_0297

Trước khi đi, xem qua chương trình gửi qua email, mình không tưởng tượng được ra các tu viện, các đền chùa, và không hề biết rằng nó lại hấp dẫn mình đến vậy. Nhận chương trình nhìn quanh thấy cả một buổi sáng chỉ đến một tu viện cảm thấy thật nhàm chán và uổng phí thời gian. Nhưng khi đứng ở đây trên ngọn đồi tràn ngập nắng gió và mùi hương trầm này mới lại tiếc nuổi vài giờ đồng hồ sao trôi quá nhanh, chân bước xuống núi mà hồn còn vương trên dải khata vắt trên vai Người.

dsc_0364

Đoàn mình dùng bữa tại một nhà hàng ngay cùng trên đường Bắc Kinh, con đường gần như là trục chính xuyên suốt thành phố và ngang qua khu phố cổ. Đi dọc đại lộ này, du khách có thể gặp những siêu thị lớn, các khách sạn, nhà hàng, một vài store giầy như Vans hay Addidas. Cho đến những ngôi nhà nhỏ xinh vẫn nguyên nét kiến trúc Tây Tạng, với tường trắng cửa sổ đen và những rèm vải thổ cẩm nhiều màu sắc. Người Tạng sơn viền cửa sổ màu đen để xua đuổi ma quỷ và hấp thu ánh sáng mặt trời theo đúng các đinh luật vật lý :))

dsc_0333

Ăn trưa xong, ngồi tám chuyện một lúc là tới 2 giờ, đoàn khởi hành tới tu viện Sera để kịp tham gia buổi biện kinh của các nhà sư đang tu học ở đây. Biện kinh là một hình thức ôn bài đôi bạn cùng tiến bằng những phần đối đáp giữa 2 học viên với nhau, chủ đề là về các giáo lý và quan niệm của Phật Giáo. Tuy nhiên, buổi biện kinh của các nhà sư Tây Tạng hấp dẫn ở hình thức và các động tác mà họ thực hiện mỗi khi đặt ra vấn đề và khi nhận được câu trả lời từ phía đối phương. Người trả lời thường sẽ ngồi khoanh chân như ngồi thiền trong khi người đặt câu hỏi đứng đối diện và thường dùng chuỗi tràng hạt đập vào cổ tay tạo âm thanh khiến buổi biện kinh trở nên sinh động và thú vị hơn dù cho 99% du khách không hiểu được bất kỳ nội dung nào.

Trong lịch sử phật giáo theo mình được biết, thì những cuộc tranh biện xuất sắc và nổi tiếng nhất là vào giai đoạn đạo Phật bắt đầu vào Trung Quốc với giáo lý đại thừa hoàn toàn khác biệt so với giáo lý tiểu thừa nguyên thuỷ truyền bá rộng rãi ở Ấn Độ và Srilanka từ thuở khai sinh của Phật giáo.

dsc_0526

Hoạt động cuối cùng trong ngày chính là tới khảo sát và ăn tối tại khách sạn Intercontinental ở Lhasa. Hai khối phòng phía mặt ngoài và sảnh được xây dựng theo ba khung tam giác liền kề như kim tự tháp, ở giữa là sảnh và nhà hàng theo kiến trúc Tạng với không gian mở, toàn bộ phía trên là mái kính trong suốt cực kỳ sang trọng. Mình thực sự bị choáng ngợp với độ lớn và quy mô của khách sạn cũng như thiết kế của nó. Về giá cả, khách sạn ở Lhasa thuộc diện đắt đến cực đắt, nhiều chỗ đắt bất chấp chất lượng, vậy mà toàn bộ hơn 1000 phòng của khách sạn sẽ trong tình trạng kín 100% vào mùa cao điểm, và chưa bao giờ dưới ngưỡng 60% mùa thấp điểm. Bởi vậy mới hiểu tại sao Trung Quốc lại khẩn trương với Tây Tạng như vậy.

dsc_0410
dsc_0411

Ảnh trên mạng thì nó như này cơ :((

intercontinental_chengdu_global_center_009-1024x575

Ngày của mình hôm nay đến đây thôi ạ ^_^

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s