Những lưu ý khi du lịch Tây Tạng

Tây Tạng, vùng đất nằm ở độ cao trên 3000m so với mực nước biển, với phong cảnh tự nhiên hùng vĩ và nền văn hoá đậm nét gắn liền với Phật giáo Mật tông. Tuy nhiên, Tây Tạng ngày nay là một khu tự trị của Trung Quốc với nhiều vấn đề chính trị nên việc du lịch tới Tây Tạng đối với khách nước ngoài được quản lý rất chặt chẽ. Bên cạnh những chú ý về sức khoẻ như việc thích nghi với khí hậu, đề phòng phản ứng độ cao hoặc các bệnh về tim mạch, huyết áp, du khách cũng cần phải lưu ý tuân theo một số quy định như dưới đây:

1.Tây Tạng là nơi không được phép du lịch tự túc/ du lịch bụi

Bạn không thể đến thăm Tây Tạng theo hình thức tự túc mà không có hướng dẫn viên du lịch đi kèm. Tất cả công dân nước ngoài phải đăng ký một tour du lịch được tổ chức bởi một công ty du lịch địa phương (có thể là tour riêng hoặc tour ghép) và bạn phải đi cùng với hướng dẫn viên du lịch trong suốt chuyến thăm Tây Tạng. Nơi duy nhất bạn có thể tự do đi lại, tham quan tự túc là xung quanh thành phố Lhasa, đến các cửa hàng, cửa tiệm; còn đối với các tu viện, nếu không có hướng dẫn viên đi cùng bạn sẽ tuyệt đối không được vào bên trong.

2. Bắt buộc phải đến Trung Quốc hoặc Nepal rồi từ đó chuyển tiếp tới Tây Tạng.

Không có chuyến bay quốc tế trực tiếp nào từ nước ngoài đến Tây Tạng, ngoại trừ Nepal có chung biên giới với Tây Tạng. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ có thể vào Tây Tạng từ Trung Quốc đại lục hoặc Nepal.

  • Từ Nepal: bay trực tiếp từ Kathmandu đến Sân bay Quốc tế Lhasa Gonggar
  • Từ Trung Quốc đại lục: có các chuyến bay thẳng từ Bắc Kinh, Tây An, Trùng Khánh, Thành Đô và Côn Minh.
  • Xe lửa đến Tây Tạng từ các thành phố Trung Quốc đại lục: Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Tây An, Thành Đô, Trùng Khánh, Lan Châu và Xining
    Thực tế có những chuyến bay từ Hồng Kông đến Lhasa, nhưng những người không phải là công dân Trung Quốc thì không được phép mua vé máy bay này.

Vì vậy, bất kể bạn đến từ quốc gia nào, trước tiên bạn cần đến Nepal hoặc Trung Quốc đại lục, sau đó chuyển tiếp đến Tây Tạng.

3. Nếu đến Tây Tạng từ Trung Quốc, bạn sẽ cần có Giấy Phép Nhập Cảnh Tây Tạng

Nếu bạn dự định vào Tây Tạng từ Bắc Kinh, Thượng Hải, Tây An, Thành Đô hoặc bất kỳ thành phố nào từ Trung Quốc đại lục, bạn phải xin Giấy phép Nhập cảnh Tây Tạng riêng, bên cạnh visa Trung Quốc. Giấy phép sẽ được công ty du lịch tại Tây Tạng mà bạn đăng ký tour làm và gửi cho bạn tới 1 địa chỉ tại Trung Quốc mà bạn đăng ký trước.

Ví dụ: chuyến bay của bạn sẽ tới Thành Đô để nối chuyến, bạn cần có một địa chỉ cụ thể tại Thành Đô (khách sạn, bạn bè…) rồi thông báo địa chỉ tới cho bên công ty du lịch ở Tây Tạng, họ sẽ gửi giấy phép đến địa chỉ đó bằng đường bưu điện. Khi tới nơi, bạn nhận bưu kiện đó để lấy giấy phép nhập cảnh.

Giấy phép sẽ được kiểm tra trước khi bạn lên tàu hoặc chuyến bay đến Lhasa, trên đường đến những địa điểm bên ngoài thành phố Lhasa, đôi khi cảnh sát sẽ yêu cầu kiểm tra giấy phép trước các điểm tham quan.

Một thông tin quan trọng nữa là để xin giấy phép Tây Tạng, bạn vẫn sẽ phải xin visa Trung Quốc ngay cả khi bạn thuộc diện miễn thị thực vào các thành phố của Trung Quốc đại lục.

4. Từ Nepal, bạn cần một Visa Du lịch theo tour để vào Tây Tạng

Nếu bạn muốn vào Tây Tạng từ Nepal, bạn sẽ cần phải xin Visa du lịch nhóm riêng (khác với visa Trung Quốc bình thường) tại Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Kathmandu, Nepal.

Bạn sẽ cần tìm một công ty du lịch để giúp bạn sắp xếp một tour du lịch Tây Tạng và giúp bạn xin giấy phép nhập cảnh Tây Tạng trước khi khởi hành. Bạn sẽ nhận được thư mời và hành trình du lịch Tây Tạng từ công ty tour địa phương và đối tác của họ ở Nepal sẽ giúp bạn xin Visa du lịch theo nhóm tại Kathmandu.

5. Visa dành cho nhà báo, nhà ngoại giao không được phép du lịch Tây Tạng

Tour du lịch Tây Tạng tổ chức bởi một công ty du lịch địa phương là điều bắt buộc, tuy nhiên, bạn thậm chí sẽ chẳng thể tìm được một công ty tour nào chịu nhận bạn nhập đoàn nếu bạn sử dụng visa dành cho một nhà ngoại giao, nhà báo hoặc nhân viên truyền thông. Khi đó, bạn phải được sự chấp thuận của Văn phòng Đối ngoại Trung Quốc. Vì vậy, nếu bạn muốn đi Tây Tạng với mục đích du lịch, đừng xin visa Trung Quốc loại dành cho nhà báo hoặc nhà ngoại giao.

6. Không phải mọi điểm đến ở Tây Tạng đều mở cửa cho khách du lịch nước ngoài

Công ty du lịch sẽ tổ chức theo một lịch trình tốt nhất cho du khách, tuy nhiên nếu bạn muốn xây dựng, hoặc thêm các điểm đến vào chương trình của mình hoặc của nhóm, hãy cân nhắc tới các loại giấy phép dưới đây:

  • Giấy phép nhập cảnh Tây Tạng là bắt buộc, bạn có thể sử dụng nó để thăm các thành phố: Lhasa, Shigatse, và Hồ Namtso. Nó sẽ được cấp trước khi bạn đến Tây Tạng.
  • Aliens’ Travel Permit dành cho: Nyingchi và đỉnh Everest. Sẽ được cấp sau khi bạn đã tới Tây Tạng. Công ty du lịch sẽ giúp bạn xử lý.
  • Giấy phép nhập cảnh khu vực quân sự áp dụng cho: Bome, Rawu, Shannan, Naidong, Gajah, Năng County, và Ngari

Nơi tuyệt đối không được phép vào: Lăng mộ của các vị vua Tây Tạng và Lhamo Latso ở Shannan, Brahmaputra Grand Canyon và Nayi Valley ở Nyingchi, Yatung, Tsonag và Chamdo.

Vì vậy có những trường hợp chương trình tour bắt buộc phải huỷ hoặc thay đổi vì lý do giấy phép không được cấp, đó cũng không phải là lỗi của bên công ty du lịch, bạn nên thông cảm cho họ nếu gặp những trường hợp như vậy.

7. Bạn không thể vào Tây Tạng trong dịp năm mới của Tây Tạng

Năm mới của Tây Tạng hay còn gọi là Losar, là lễ hội quan trọng nhất ở Tây Tạng với rất nhiều hoạt động và biểu diễn. Lễ hội thường rơi vào tháng hai hoặc tháng ba hàng năm và trong thời gian này Tây Tạng sẽ đóng cửa với du khách quốc tế. Các hoạt động du lịch thường sẽ mở cửa trở lại vào đầu tháng Tư.

8. Bạn cần có giấy phép để leo lên đỉnh Mt. Everest từ phía Tây Tạng

Dành cho những trái tim khát khao chinh phục đỉnh Everest: Theo các hạn chế của chính phủ, những hành khách đi đơn lẻ không được phép leo lên đỉnh Everest. Nếu bạn là người leo núi và có kế hoạch chinh phục ngọn núi cao nhất thế giới Mt. Everest từ phía Tây Tạng, bạn phải có được giấy phép của Tổng cục Thể thao Trung Quốc. Bạn phải đăng ký thông qua một công ty leo núi chuyên nghiệp, chẳng hạn như Himalaya Expeditions, họ sẽ giúp bạn luyện tập và xin giấy phép.

Hết rồi 😀 Chúc các bạn những chuyến đi vui vẻ!!!

4 thoughts on “Những lưu ý khi du lịch Tây Tạng

  1. Cảm ơn bạn đã chia sẻ những thông tin hữu ích này! Mình có một câu hỏi về một vấn đề khá nhạy cảm đó là restroom. Một số post có đề cập về sự lạc hậu của restroom ở Tây Tạng. Bạn có lưu ý gì về vấn đề này ko? 🙂

    Like

    1. Thường ở các thành phố thì không đâu bạn ạ, khi mình đăng ký tour thì họ cũng cho mình ở các khách sạn từ 3* cơ sở vật chất đầy đủ, sạch sẽ. Còn khi đến những khu vực phải nghỉ lều hoặc ở các tu viện như ở hồ Namtso hoặc EBC… thì cũng hơi bất tiện thật 😀 nhưng thường 1 lịch trình 10-15 ngày chỉ có 2-3 đêm như vậy thôi.

      Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s