Đài Nam – Lễ hội Tế Muối Cầu An

Lễ hội Côn Thân Vương Tế Muối Cầu An được tổ chức vào mỗi mùa Thu tại Nam Côn Thân Đới Thiên Phủ – còn được gọi là Tổng miếu Vương Gia của Đài Loan, tại huyện Bắc Môn, Đài Nam. Lễ tế là sự kết hợp của tín ngưỡng dân gian “Vương Gia Thiên Tuế” và nghề làm muối truyền thống của địa phương. Muối là sự kết tinh tự nhiên từ nước biển được chiếu xạ bởi mặt trời, mặt trăng và các vì sao, hấp thụ năng lượng của trái đất và có chức năng thanh lọc từ trường, từ ngàn xưa đã được dùng để xua đuổi tà ma và cầu phúc.

Theo lịch sử Đài Loan, năm 1662, Diêm Bình Quận Vương đã dẫn đầu một đội hải quân thống trị vùng biển Đông Á, dẫn hàng trăm chiến thuyền đổ bộ lên đảo Đài Loan và trở thành người cai trị vùng đất này. Sau khi đóng quân và khai phá đồn điền, họ cũng mang theo cả kỹ thuật làm muối hướng dẫn lại cho cư dân ven biển, để ngành làm muối sau này trở thành hoạt động kinh tế quan trọng nhất của địa phương.

Cùng năm đó, trên cùng một mảnh đất, có năm vị Vương Gia Thiên Tuế cũng chọn dừng chân tại cồn cát Côn Thân này lập miếu. Về sau, tương truyền phát sinh truyền thuyết năm vị Vương Gia giao tranh với Nanzai Gong – cậu bé chăn cừu thần đồng nhận được điềm báo để trở thành người cai quản bảo vệ vùng đất này. May mắn rằng, cuối cùng các vị Thiên Tuế và Nanzai Gong đã “đạt được hiệp định hòa bình” và họ cùng nhau trở thành những vị thần bảo hộ người dân địa phương từ thế hệ này sang thế hệ khác.


王爺千歲信仰 – Tín ngưỡng Vương Gia Thiên Tuế

“Vương Gia” vốn là danh xưng của các hoàng tử và quận vương trong hoàng tộc, với cấp bậc chỉ đứng sau hoàng đế. Tuy nhiên, trong tín ngưỡng dân gian, các vị thần được kính trọng cũng được tôn là “Vương Gia”. Khi trấn giữ ở địa phương, họ được nhân dân tôn là “Vương”, thường được coi là các vị thần trực thuộc thiên đình, được Ngọc Hoàng Thượng Đế sai đi giám định thiên hạ, ban thưởng công đức, trừng phạt cái ác, xua đuổi bệnh dịch và tà ma cho nhân dân. Các vị Vương Gia Thiên Tuế của Đài Loan cũng thường được coi là có khả năng như một vị thần bảo trợ hàng hải.

Tín ngưỡng này còn được gọi là “Tín ngưỡng Đới Thiên (thay trời)”, tương tự như các quan thanh tra và sứ thần của triều đình thời cổ đại. Cung điện thờ các vị thân này được gọi là “Đới Thiên Phủ”, hầu hết các vị thần đều mặc Hán phục như các vị quan triều đình với áo choàng gấm và thắt lưng ngọc bích đối với văn thần, mũ sắt và áo giáp đối với võ tướng. 南鯤鯓代天府Nam Côn Thân Đới Thiên Phủ được coi là miếu tổng của tín ngưỡng dân gian này tại Đài Loan.


Diêm Tế Tam bộ khúc: Thỉnh Muối, Tế Muối, Tạ Muối.

Video ghi lại toàn cảnh Lễ hội Côn Thân Vương Tế Muối Cầu An

1. Thỉnh Muối: Kế thừa truyền thống, Thỉnh muối lên kiệu, Rước vòng về miếu tổng

Muối dùng trong lễ tế bình an được lấy từ ruộng muối Jingzaijiao ở Bắc Môn. Vào sáng sớm ngày đầu tiên của lễ hội tế muối, pháp sư sẽ lập một bàn thờ tại cánh đồng muối và cảm tạ các vị thần và Thượng đế đã ban cho dân chúng một năm an lành, muối có thể được mùa bội thu.

Trước bàn thờ, pháp sư trước tiên sẽ lấy muối vào bát bảo vật, sau đó sẽ mời đại diện của Tổng Miếu và đại diện địa phương làm nghi thức tiếp nhận kế thừa truyền thống. Sau đó, muối được lấy bằng các mảnh ngói và đổ vào kiệu muối. Đoàn hộ muối bắt đầu khởi hành, cùng với tiếng trống chiêng suốt dọc đường, rước kiệu muối qua Cung Hưng An, Cung Thái An và cuối cùng rước về Nam Côn Thân Đới Thiên Phủ để làm lễ tế.

2. Tế Muối: 23 vị đại pháp sư trì muối bình an.

Khi đoàn hộ muối về đến Đới Thiên Phủ, trước tiên họ sẽ đi vào Điện Linh Tiêu, nơi 23 vị đại pháp sư sẽ thực hiện giai đoạn đầu tiên của lễ tế muối, đặt bảo kiếm và trì chú vào kiệu muối với ý nghĩa thanh tẩy và ban phước. Bước thứ hai, họ sẽ đến pháp đàn cầu phước và tiến hành trì chú vào bảy giỏ muối. Bước thứ ba, tại núi muối lớn trước Đại lộ Phước lành, pháp sư sẽ bước lên bậc thang bảy sao, tay cầm bảo kiếm và trì vào núi muối lớn 108 tấn. Cuối cùng, ở sân khấu khai mạc, 23 pháp sư vừa đi vừa tụng kinh, đặt kiếm vào giỏ muối để hoàn thành nghi lễ tế muối.

3. Tạ Muối: Trả về với đất trời

Khi kết thúc lễ tế, muối tế cần được mang trở lại ruộng muối Jingzaijiao ở Bắc Môn và trả muối về lại với biển. Tại đây, các pháp sư cùng với những người tham dự lễ tạ muối cùng nhau thực hiện nghi thức cảm tạ trời đất và cầu cho một năm mới bình an mùa màng bội thu.


Về phần hội, tại khu vực sân khấu của Lễ hội Tế Muối Cầu An mỗi ngày đều có rất nhiều tiết mục biểu diễn từ múa rồng, biểu diễn võ thuật, múa kiếm, trống, cho đến các màn biểu diễn sân khấu như ca nhạc, kinh kịch Đài Loan. Tại đêm khai mạc, sau các phần phát biểu và biểu diễn nghệ thuật là màn pháo hoa vô cùng đặc sắc chào mừng. Trong hai ngày lễ hội, vào các khung giờ cố định, ban tổ chức có phát tặng rất nhiều những túi muối cầu phúc cho những người tham dự.

Đồng thời, tại ruộng muối Jingzaijiao, trên chính cánh đồng nơi muối được lấy làm muối tế, cũng có rất nhiều các màn biểu diễn thực cảnh tái hiện hoạt động làm muối truyền thống.


Ya! Đầu năm mua muối…

Chúc mọi người một năm Quý Mèo gặp nhiều may mắn!

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s